Một trạm năng lượng quang điện 10KW có thể được lắp đặt trên 100 mét vuông, đầu tư vào khoảng 240 triệu đồng, có thể mang lại thu nhập 4,4 triệu đồng mỗi tháng. Trong những năm gần đây, phát điện năng lượng mặt trời đã trở thành một phương pháp xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn, điều này cho thấy mức độ tin cậy của dự án.
Đây đã là một công nghệ tương đối hoàn thiện, đó là lắp đặt các tấm pin mặt trời trên đỉnh các tòa nhà, kết hợp các tòa nhà hiện có với hệ thống quang điện và tích hợp sản xuất điện vào lưới điện quốc gia.
Sản xuất điện quang điện có một số lợi thế rõ ràng như tận dụng hiệu quả các công trình hiện có mà không chiếm dụng thêm tài nguyên đất, có thể tạo ra điện tại chỗ và sử dụng điện gần đó để giảm tổn thất truyền tải. Phát điện quang điện vào khoảng thời gian tiêu thụ điện năng cao nhất trong ngày, có thể làm giảm nhu cầu điện năng cao điểm một cách hiệu quả.
Ngoài ra, thiết bị điện năng mặt trời không có tiếng ồn hoặc ô nhiễm, và các mô-đun quang điện được lắp đặt trên đỉnh của tòa nhà, có lợi cho việc làm mát vào mùa hè. Mô hình này cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định, lợi ích kinh tế rõ ràng. Không bị hạn chế bởi sự phân bố địa lý của các nguồn tài nguyên, ví dụ như các khu vực không có điện và khu vực có địa hình phức tạp. Có thể tạo ra và cung cấp điện tại chỗ mà không tiêu tốn nhiên liệu và lắp dựng đường dây tải điện, với chất lượng năng lượng cao. Thời gian xây dựng ngắn và thời gian cần thiết để có được năng lượng cũng ngắn.
Tính theo các công trình nhà ở nông thôn thông thường ở phía bắc có thể lắp đặt khoảng 5KW, và giá mỗi watt hiện tại là 1,6 nghìn đồng, với tổng vốn đầu tư khoảng 140 triệu đồng. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào thời giá của đơn vị thu mua điện cũng như các chi phí lắp đặt khác có thể phát sinh. Tối ưu nhất để sử dụng cho hộ gia đình, có thể tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể.
![]() |
Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác mức độ khả thi trước khi lắp đặt rộng rãi |
Với các công trình hoàn thiện ở quy mô gia đình, có thể sử dụng trong 25 năm và công suất phát điện hàng năm là 8000KW (tính đến thời tiết mưa vào mùa đông và mùa hè, trung bình 4 giờ mỗi ngày). Như vậy mỗi hộ gia đình với số KW điện như trên, tính ra giá trị mỗi năm thu về 13 triệu đồng và có thể thu hồi vốn đầu tư trong khoảng 10 năm, có gần 15 năm thu nhập ròng sau khi thu hồi vốn.
Điệp Lưu
Các nhà mạng phải chi hàng triệu USD mỗi năm để trả tiền điện cho các trạm thu – phát di động (BTS) hoạt động. Tuy nhiên, một số tính năng tiết kiệm năng lượng mới đang được phát triển có thể tạo ra khác biệt lớn trong tiêu thụ năng lượng và kết hợp với các công cụ như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học.
" alt=""/>Ứng dụng rộng rãi năng lượng mặt trời ở các vùng nông thôn có hiệu quả?Từ chỗ bị xem là có nguy cơ mất việc, Zidane nhận được rất nhiều lời khen từ báo chí Madrid.
![]() |
Zidane muốn Pogba về Real Madrid trong tháng Giêng 2021 |
Cũng theo giới truyền thông Madrid, Zidane vừa có cuộc trao đổi với Chủ tịch Florentino Perez để thảo luận về kế hoạch chuyển nhượng.
Mặc dù giành vé vòng 1/8 Champions League, Real Madrid rất khó đua tranh danh hiệu vô địch với nền tảng nhân sự hiện nay.
Bảo vệ ngôi vương La Liga cũng là nhiệm vụ không hề đơn giản, trong bối cảnh Eden Hazard liên tục chấn thương, và một số tiền vệ mệt mỏi bởi lịch thi đấu dày đặc.
Chính vì thế, Zidane muốn kéo Paul Pogba về Madrid, nhằm tăng cường nhân giải pháp nhân sự.
Gần đây, Pogba khiến MU tức giận với những tuyên bố muốn ra đi.
Người đại diện Mino Raiola của Pogba cũng nhắc về việc nhà vô địch World Cup 2018 gần như sẽ rời sân Old Trafford.
Chủ tịch Perez từng hứa hẹn mua Pogba như một món quà tặng cho Zidane. Nhưng ông trùm ngành xây dựng Tây Ban Nha luôn phớt lờ lời hứa.
Giờ đây, sau khi bước vào vòng 16 đội, Zidane muốn Perez thực hiện lời hứa, chiêu mộ Pogba để cải thiện sức mạnh cho giai đoạn knock-out Champions League.
Huyền thoại bóng đá Pháp được ca tụng bởi cách Real Madrid lấy vé đi tiếp ở sân chơi Champions League, không chỉ đơn giản là 3 điểm.
" alt=""/>Real Madrid đi tiếp Cúp C1, Zidane đòi mua PogbaCác nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió không thải ra CO2 và các khí nhà kính khác nhằm góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Nhờ đó, hai nguồn năng lượng này đang được khuyến khích đầu tư theo chủ trương của Chính phủ, căn cứ vào Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, năng lượng mặt trời đang được nhiều hộ gia đình chạy đua lắp đặt nhiều hơn cả, phần vì tối ưu được diện tích sử dụng và được hưởng những chính sách ưu đãi từ ngành điện.
Hưởng ưu đãi về giá
Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 22/05/2020, giá mua điện mặt trời mái nhà mà EVN chi trả cho các hộ gia đình là 8,38 cent (khoảng 1.943 đồng một kWh).
Nhưng giá mua này chỉ áp dụng cho các hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất không quá 1 MW và đấu nối vào lưới điện có điện áp từ 35 kV trở xuống, được vận hành trong khoảng từ 01/07/2019 đến 31/12/2020.
Thời gian áp dụng mức giá mua ưu đãi này tối đa là 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện. Ngoài ra, suất đầu tư mỗi kWp(công suất tối đa) điện mặt trời mái nhà cũng đã giảm một nửa so với vài năm trước, đủ để hấp dẫn nhà đầu tư là các hộ gia đình có mái nhà ‘nhàn rỗi’.
Biểu giá mua điện mặt trời, trong đó điện mặt trời mái nhà được áp dụng mức giá trên trong vòng 20 năm, nếu vận hành trước ngày 31/12/2020 |
Lợi ích lâu dài
Giá lắp 1 kWp điện mặt trời mái nhà hiện chỉ rơi vào khoảng 14 triệu đồng (giảm hơn một nửa so với trước kia). Theo tính toán, sản lượng điện mỗi năm mà hệ thống 1kWp tạo ra là 1.372 kWh.
Theo giá mua điện cố định đã nói ở trên, như vậy mỗi năm hệ thống này tạo ra doanh thu khoảng 2,6 triệu đồng. Với các tấm pin có tuổi thọ tối thiểu từ 12-20 năm, hộ gia đình có thể hoàn vốn sau trung bình từ 7-8 năm.
Trong khi đó, giá điện sẽ khó rẻ hơn trên thị trường bán lẻ cạnh tranh, theo ý kiến của nhiều chuyên gia. Đồng thời, tình hình thời tiết nắng nóng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năm nay luôn tăng so với năm trước, vì thế điện mái nhà không chỉ giúp chủ hộ cân đối được khoản tiền điện phải đóng hàng tháng, mà còn làm 'nguội' căn nhà do giảm bớt lượng ánh nắng mặt trời mà căn nhà phải hấp thụ.
Giảm áp lực cho ngành điện
Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu hụt điện năng, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm của mùa hè. Do đó, mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà là giảm áp lực cấp điện tại chỗ mà không phải đầu tư thêm nhiều vào đường truyền tải điện hiện có của ngành điện.
Xa hơn, điện mặt trời sẽ giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính vào môi trường, giảm nhu cầu về cơ sở hạ tầng để sản xuất năng lượng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm bớt biến động về giá cả, cắt giảm chi phí đầu tư, giảm phụ tải, giảm tổn thất, tăng lợi nhuận cho các nhà máy điện.
Có thể thấy, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam đang hấp dẫn chưa từng thấy. Tuy nhiên, người dân cần có sự tìm hiểu, xác định rõ nhu cầu và công suất lắp đặt, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi, gây lãng phí nguồn tài nguyên cho ngành điện.
Phương Nguyễn
Lái ô tô dưới trời mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và các sự cố dẫn tới xe ngập nước, chết máy, hỏng động cơ… Dưới đây là những nguyên tắc vàng bạn cần lưu ý.
" alt=""/>Vì sao điện mặt trời mái nhà được khuyến khích lắp đặt ở các hộ gia đình?